Cận lâm sàng Trào_ngược_dạ_dày_thực_quản

Nội soi thực quản:

+ Hình ảnh GERD điển hình là tổn thương xước dọc từ tâm vị lên thực quản

+ Phân độ trầm trọng qua nội soi theo Los Angeles:

- Độ A: 1 hoặc nhiều tổn thương xước dọc chiều dài ≤ 5mm

- Độ B: tối thiểu 1 tổn thương xước dọc chiều dài >5mm nhưng không có sự liên kết giữa 2 tổn thương với nhau.

- Độ C: tối thiểu có 2 tổn thương liên kết với nhau nhưng các tổn thương không liên kết hết chu vi thực quản (< 3/4 chu vi)

- Độ D: các tổn thương liên kết hết chu vi thực quản (>3/4 chu vi)

+ Chỉ định nội soi khi có triệu chứng báo động như:

- Triệu chứng trào ngược dai dẳng hoặc tăng lên khi đã được điều trị thích hợp

- Nuốt khó, nuốt đau

- Sụt cân, nôn dai dẳng (>7 ngày)

- Có bằng chứng của xuất huyết tiêu hóa hoặc thiếu máu

- Phát hiện u, hẹp hoặc loét thực quản bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác

Đo pH thực quản 24h: thường chỉ định khi:

+ Chẩn đoán không rõ

+ Đánh giá bệnh nhân GERD đề kháng với điều trị ức chế bơm proton (PPI)

+ Đánh giá trước khi chỉ định điều trị GERD bằng nội soi hoặc phẫu thuật

Đo áp lực thực quản: chỉ định khi có kế hoạch điều trị GERD bằng nội soi hoặc phẫu thuật

Các phương pháp khác: đo áp lực với đô phân giải cao, Bernstein test, siêu âm thực quản 2 chiều, chụp thực quản có Barium, Bilitec (đo sự tiếp xúc với dịch mật), Multiple Intraluminal Electrial Impedance pH (MII-pH)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trào_ngược_dạ_dày_thực_quản //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18801365 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21429600 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.tips.2011.02.007 //dx.doi.org/10.1053%2Fj.gastro.2008.08.044 https://books.google.com/books?id=EaP1yJz4fkEC&pg=... https://books.google.com/books?id=wbV09gYB6DkC&pg=... https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/laryngo... https://www.niddk.nih.gov/health-information/healt... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27250962 https://web.archive.org/web/20161005041548/https:/...